• Thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest
  • Theo dõi:
Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Hay nói cách dễ hiểu hơn, công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm.

Vì vậy, học ngành Công nghệ thông tin, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Bên cạnh đó, việc chau chuốt kỹ năng mềm cũng là một trong những điều tối quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới công việc sau này của một sinh viên công nghệ thông tin, đây cũng là tiêu chí chọn trường học đối với những bạn muốn theo học ngành này.

Học công nghệ thông tin ra làm gì?

Công nghệ thông tin là cốt lõi của việc phát triển tất cả các ngành nghề trong giai đoạn hiện nay và tương lai nên cơ hội việc làm rất rộng mở cho những ai có tinh thần cầu tiến và sẽ không có chuyện dư thừa nhân lực như các ngành khác. CNTT phân ra các việc làm chính sau đây:

Chuyên gia hỗ trợ máy tính

Các chuyên gia hỗ trợ máy tính làm việc trong phạm vi rộng của công nghệ thông tin, hỗ trợ tất cả các loại nhu cầu công nghệ thông tin, bao gồm làm việc với các nhà phát triển, nhà phân tích, quản trị viên và người dùng.

Công việc chính của Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật hoặc chuyên gia hỗ trợ mạng máy tính:

  • Kiểm tra các hệ thống mạng hiện có
  • Tiến hành bảo trì theo yêu cầu trên mạng
  • Khắc phục sự cố (LAN, WAN và Internet)

Công việc chính của Kỹ thuật viên trợ giúp hoặc kỹ thuật viên máy tính:

  • Chủ động lắng nghe người dùng khi họ mô tả vấn đề máy tính của họ
  • Đặt câu hỏi phù hợp để giúp chẩn đoán sự cố máy tính
  • Giải thích các giải pháp từng bước cho người dùng
  • Cài đặt phần mềm và duy trì thiết bị máy tính và các thiết bị liên quan
  • Hỗ trợ người dùng bằng phần cứng hoặc phần mềm máy tính mới
  • Đánh giá và ghi lại các vấn đề khách hàng có.
Kỹ sư Công nghệ thông tin:

Lập trình viên máy tính

Lập trình viên viết code cho máy tính và biến các ý tưởng thành phần mềm.

Yêu cầu: Cử nhân/Kỹ sư Khoa học Máy tính. Có khả năng học tập ngôn ngữ lập trình mới tốt.

Các nhà phân tích hệ thống máy tính

Các nhà phân tích hệ thống đánh giá hệ thống máy tính hiện tại của công ty và quy trình kinh doanh ở mức chi tiết. Họ sẽ đưa ra các khuyến nghị cho việc sử dụng CNTT giúp kinh doanh hiệu quả hơn. Thông thường, họ hoạt động như một cầu nối giữa doanh nghiệp và CNTT.

Yêu cầu: để làm được việc này, bạn phải có bằng cử nhân, thường là Cử nhân về Máy tính hoặc Khoa học thông tin. Các bằng cử nhân khác, chẳng hạn như bằng kinh doanh được xem xét nếu có kỹ năng với máy tính và lập trình.

Quản lý hệ thống máy tính và thông tin (IT managers)

IT managers chỉ đạo nhóm và thực hiện các dự án liên quan đến máy tính trong một tổ chức, công ty. Ngoài ra, họ xác định mục tiêu và dùng các hệ thống máy tính cần thiết để đáp ứng các mục tiêu đó.

Yêu cầu: Cử nhân/Kỹ sư Khoa học Thông tin hoặc Khoa học Máy tính.

Quản trị viên cơ sở dữ liệu

Quản trị viên cơ sở dữ liệu là các chuyên gia phần mềm tập trung vào các ứng dụng và dịch vụ chịu trách nhiệm tổ chức và lưu trữ dữ liệu (như hồ sơ tài chính hoặc địa chỉ giao hàng hoặc hồ sơ sức khỏe) cho một tổ chức. Họ cũng đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu và tính khả dụng của dữ liệu cho người dùng dự định.

Yêu cầu: Thông thường, Quản trị viên Cơ sở dữ liệu phải có bằng Cử nhân/Kỹ sư về Thông tin hoặc Khoa học Máy tính.

Các nhà phân tích an ninh thông tin, nhà phát triển web, kiến ​​trúc sư mạng máy tính

Các nhà phân tích an ninh thông tin có trách nhiệm giữ thông tin an toàn khỏi các cuộc tấn công trên mạng. Các nhà phát triển web giúp cung cấp giao diện của tổ chức cho người khác. Các kiến ​​trúc sư mạng phụ trách việc tạo ra các mạng nội bộ mà tất cả các nhân viên của một tổ chức sử dụng.

Yêu cầu: Thông thường, cần có bằng Cử nhân/Kỹ sư Khoa học Máy tính hoặc Khoa học Thông tin. Biết nhiều ngôn ngữ lập trình cũng rất quan trọng.

Quản trị mạng và hệ thống máy tính

Nhà phát triển phần mềm

Nhà phát triển phần mềm tạo các ứng dụng (phần mềm) chạy trên máy tính hoặc các thiết bị CNTT khác như điện thoại thông minh. Một số nhà phát triển phần mềm tập trung nhiều hơn vào các hệ thống máy tính cơ bản chạy các thiết bị hoặc mạng.

Yêu cầu: Cử nhân/Kỹ sư Khoa học Máy tính,…v.v.

Mức lương
  • Đối với các lập trình viên mới ra trường & junior level, mức lương khoảng 5-8 triệu/tháng.
  • Đối với các lập trình viên có kinh nghiệm, senior level từ 3-5 năm thì mức lương trung bình khoảng 15-20 triệu/tháng.
  • Đối với các lập trình viên chinh chiến 5-7 năm, trung bình khoảng 20-30 triệu/tháng.
  • Trên 7 năm, con số này dao động khá nhiều, và tuỳ vào tố chất và năng lực phát triển các hướng lâu dài của mỗi lập trình viên.

(Thống kê khảo sát từ 1000 ứng viên IT, qua kênh VietnamWorks – topITworks, năm 2017)

Nguồn: Internet

 

 

 

 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *