• Thành viên của Tổ chức Giáo dục EQuest
  • Theo dõi:
Chuyên ngành Công nghệ - Kỹ thuật

Ngành Ứng dụng phần mềm

Giới thiệu

Ứng dụng phần mềm là một ngành liên quan đến việc phát triển, triển khai và duy trì các ứng dụng phần mềm cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân.

Ứng dụng phần mềm là một trong các nhóm ngành Công nghệ thông tin (CNTT) đang cần rất nhiều nhân lực trong hiên tại và tương lai.

Chuyên ngành Ứng dụng phần mềm của Cao Đẳng Việt Mỹ hướng tới mục tiêu đào tạo những chuyên viên chuyên sâu lập trình JAVA hoặc C#, đồng thời có thể trở thành các chuyên viên kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp.

Ảnh minh họa

Với mục tiêu đào tạo của ngành ứng dụng phần mềm như vậy, nên ngành này tại Cao Đẳng Việt Mỹ luôn có số lượng sinh viên theo học nhiều là vì:

Ngày nay, điện thoại và các thiết bị thông minh đã trở nên phổ biến và dần chiếm ưu thế hơn máy tính truyền thống. Trên 5 tỷ thiết bị lớn nhỏ từ các trung tâm dữ liệu, tài chính ngân hàng đều được lập trình bằng ngôn ngữ JAVA và C#. Vì vậy những chuyên gia thành thạo ngôn ngữ JAVA hoặc C# luôn nhận được đãi ngộ rất tốt từ doanh nghiệp, công ty phát triển phần mềm, cũng như cơ hội thăng tiến rộng mở.

Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng để bảo đảm chất lượng phần mềm và là hoạt động mang tính sống còn trong các dự án sản xuất hoặc gia công phần mềm. Vì vậy, kiểm thử phần mềm đã trở thành qui trình bắt buộc trong các dự án phát triển phần mềm trên thế giới và đang trở thành xu hướng tất yếu ở Việt Nam.

Ngoài ra chương trình đào tạo của chuyên ngành Ứng dụng phần mềm cập nhật các ứng dụng mới như Điện toán đám mây nhằm đưa tới cho người học những kỹ thuật và giải pháp công nghệ hiệu quả với chi phí thấp, giải quyết các bài toán trong doanh nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp

  • Nhà phát triển phần mềm: Các nhà phát triển phần mềm có nhiệm vụ phát triển, kiểm thử và bảo trì phần mềm cho các hệ thống máy tính.
  • Nhà thiết kế phần mềm: Nhà thiết kế phần mềm có nhiệm vụ thiết kế các giao diện người dùng, các hệ thống động và các tính năng phần mềm.
  • Chuyên gia kiểm thử phần mềm: Chuyên gia kiểm thử phần mềm có nhiệm vụ kiểm tra phần mềm để đảm bảo tính đúng đắn và độ tin cậy.
  • Quản lý dự án phần mềm: Quản lý dự án phần mềm có nhiệm vụ quản lý các dự án phần mềm, lập kế hoạch và giám sát tiến độ của các công việc.
  • Giảng viên hoặc nhà nghiên cứu: Học viên có thể tiếp tục học lên cao hơn và trở thành giảng viên hoặc nhà nghiên cứu trong lĩnh vực UDPM.
  •  

Người học cần có các yếu tố gì?

  • Học cách phân tích và giải quyết vấn đề: bạn cần phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và thiết kế các giải pháp phần mềm phù hợp.
  • Học tập liên tục: bạn cần đọc sách, tham gia các khoá học, các cuộc thi lập trình để nâng cao kiến thức và kỹ năng.
  • Tìm hiểu sâu về lập trình: bạn cần nắm vững các ngôn ngữ lập trình như Java, C#, Python, C++, … và các công nghệ liên quan.
  • Rèn ngoại ngữ: việc giỏi ngôn ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt công nghệ mới và tự học.
  • Năng động và sáng tạo: bạn cần phải đưa ra những ý tưởng mới và tìm ra các giải pháp đột phá để phát triển phần mềm.
  • Tìm kiếm kinh nghiệm thực tế: bạn nên tham gia các dự án thực tế, thực tập tại các công ty phần mềm… để rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm
  •  
Ảnh minh họa

Chương trình Đào tạo

  • Các ngôn ngữ lập trình: Học viên sẽ học các ngôn ngữ lập trình như Java, C#,… để có thể phát triển phần mềm.
  • Thiết kế phần mềm: Học viên sẽ học cách thiết kế phần mềm từ khâu lên ý tưởng đến việc triển khai và quản lý sản phẩm.
  • Cơ sở dữ liệu: Học viên sẽ học cách thiết kế cơ sở dữ liệu, tìm hiểu các hệ quản trị cơ sở dữ liệu và cách tối ưu hóa cơ sở dữ liệu.
  • Phát triển ứng dụng web: Học viên sẽ học cách phát triển các ứng dụng web, bao gồm các kỹ thuật như HTML, CSS, JavaScript, Java/C#,…
  • Kiểm thử phần mềm: Học viên sẽ học cách kiểm thử phần mềm để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng.
  • Quản lý dự án phần mềm: Học viên sẽ học cách quản lý các dự án phần mềm, bao gồm quản lý dự án, lập kế hoạch, quản lý tiến độ và đánh giá kết quả.