Nhạc cụ dân tộc Việt Nam – Sự kiện tiên phong trong chuỗi “Tự hào Văn hóa Việt Nam”

23

01

Năm 2015, Ban lãnh đạo Cao Đẳng Việt Mỹ (APC) cùng các thầy cô tâm huyết đã xây dựng nên chuỗi chương trình ngoại khóa “ Tự hào Văn hóa Việt Nam” dành cho các bạn sinh viên. Chương trình được hình thành với mục đích giúp các bạn sinh viên hiểu được đặc trưng Văn hóa Việt Nam từ nhạc cụ, trang phục, món ăn, danh lam thắng cảnh và phong tục tập quán dân tộc; để từ đó có thêm hiểu biết và tự hào về văn hóa Việt Nam, tự tin giới thiệu tới bạn bè Thế giới, đồng thời có thêm kiến thức hỗ trợ các ngành học Quản Trị lữ hành, Quản lý Khách sạn, Quan hệ công chúng… Chương trình giúp các em trải nghiệm những khía cạnh mới của cuộc sống để phát triển toàn diện và thành công hơn trong công việc.

Mở đầu chuỗi “Tự hào Văn hóa Việt Nam” là chương trình “Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam” với sự tham gia của Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan – nhạc sĩ đàn tranh, giảng viên Nhạc viện Tp. HCM, Nghệ sĩ Hải Phượng – tiến sĩ Văn hóa học, nghệ sĩ đàn tranh, giảng viên Nhạc viện Tp. HCM cùng các nghệ sĩ trong Ban nhạc tiếng hát Quê hương. Đặc biệt, các bạn sinh viên đã rất bất ngờ và thích thú khi thấy sự xuất hiện của gương mặt thân quen – thầy giáo Dương Trần Minh Đoàn tại sự kiện. Khác với hình ảnh thầy giáo tại trường, thầy Minh Đoàn  còn là một nghệ sĩ đàn tranh có niềm đam mê sâu sắc với các nhạc cụ dân tộc.

712x410px-11

YM7T0638
Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan – nhạc sĩ đàn tranh, giảng viên Nhạc viện Tp. HCM
hai Phuong
Nghệ sĩ Hải Phượng – tiến sĩ Văn hóa học, nghệ sĩ đàn tranh, giảng viên Nhạc viện Tp. HCM
YM7T0598
Ban nhạc Tiếng Hát Quê Hương

Chương trình không những nhận được sự ủng hộ của các bạn sinh viên mà còn thu hút cả nhân viên trong trường. Cả khán phòng đã vô cùng hào hứng, chăm chú lắng nghe Nghệ sĩ ưu tú Thúy Hoan giới thiệu chi tiết những nét đặc sắc của một số nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tỳ bà, sao trúc, trống, phách tiền, song loan và một số nhạc cụ gõ.  Cô cho biết nhạc cụ Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại nhạc khí, ngoài việc thể hiện sự đặc sắc của nền nghệ thuật âm nhạc truyền thống còn phản ánh bản sắc riêng, độc đáo của văn hóa Việt Nam.

YM7T0574

YM7T0564

 

YM7T0577
Sáo Trúc là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi hơi vòm của dân tộc Việt. Đặc biệt rất được phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam
YM7T0625
Cây Đàn Nhị qua đôi tay linh hoạt của Nghệ sĩ Văn Khải đã có màn trình diễn vô cùng đặc sắc khi tái hiện cả khung cảnh làng quê Việt Nam với những âm thanh sinh động từ tiếng gà trống gáy sáng, gà mái đẻ trứng, đàn bò ăn cỏ, chó sủa, mèo kêu vô cùng sinh động.
YM7T0632
Đệm cho tất cả các cây đàn khác được là cây Đàn Tứ. Cây Đàn Tứ thường có 4 dây, nhưng để mở rộng quãng cung, nghệ sĩ đã căng thêm 1 dây nữa cho cây đàn

YM7T0640

YM7T0672
Cây đàn có âm thanh rất độc đáo từ rừng núi Tây Nguyên – Đàn K’ni. Đàn K’ni có âm sắc giống tiếng nói, dành cho các anh trai chưa vợ thể hiện tài năng, mong tìm được nàng dâu ưng ý.

Ý nghĩa của chương trình không chỉ giới hạn ở việc giới thiệu cho các bạn sinh viên những nét độc đáo của các nhạc cụ Việt Nam, mà còn đồng hành cùng các em trong hoạt động tìm hiểu nét đặc sắc của âm nhạc dân tộc, nhạc cụ dân tộc Việt Nam.

Đây được coi như một sự mở đầu thành công cho chuỗi ngoại khóa “Tự hào Văn hóa Việt Nam”, thành góp phần giáo dục thị hiếu lành mạnh, tạo ý thức tôn trọng, yêu thích, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho tuổi trẻ Việt Nam.

 10928776_10203386773331869_2018151943_n

Hình ảnh đầy đủ tại ĐÂY

 

 

Vui lòng để lại số điện thoại bên dưới để chúng tôi gọi lại tư vấn

Gửi bình luận