“Mắt” “Miệng” và “Tay” trong ngành Quản trị Khách sạn

13

12

Ngành Quản trị Khách sạn cùng “Mắt” “Miệng” và “Tay”!

Nếu được hỏi: “Ngành Quản trị Khách sạn là làm gì?”, thì chắc có lẽ câu trả lời đơn giản và dễ hiểu nhất chính là: “Sử dụng “mắt”, “miệng” và “tay”! Cùng tìm hiểu xem “mắt” “miệng” và “tay” trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn là làm gì nhé các bạn?!

Mắt là để quan sát

Khả năng quan sát là một trong những yêu cầu hàng đầu của ngành Khách sạn. Điều này cũng không có gì là khó hiểu khi “bản chất” của ngành này là “chăm sóc người khác”, mà để chăm sóc được tốt nhất, bản thân nhân viên trong ngành phải biết nhìn thấu được những nhu cầu của họ. Hơn thế nữa, nếu muốn thăng tiến tốt trong ngành này, chúng ta phải có kỹ năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế và cầu toàn, vì chỉ cần một sợi tóc còn vương lại trên giường, một ít bụi bám sau rèm cửa sổ hay một ít rác lẫn đâu đó trong buồng phòng cũng là điều khó có thể chấp nhận được, đặc biệt là với những khách sạn tiêu chuẩn quốc tế. Nói tóm lại, khả năng quan sát tinh tường chính là một trong những yêu cầu về mặt kỹ năng hàng đầu trong ngành này cũng như nền tảng quan trọng để thăng tiến trong tương lai.

Quản trị Khách sạn

Miệng luôn tươi cười

Với mục tiêu giúp người đến qua đêm tại khách sạn luôn cảm thấy ấm áp và được đón chào, bản thân người làm việc trong ngành này cũng phải cực kỳ tinh tế trong giao tiếp, cụ thể là phải luôn thể hiện một thái độ tươi cười niềm nở, dù trong bất kỳ tình huống áp lực nào. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta chỉ cười theo kiểu xã giao thông thường, vì nụ cười phải xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng muốn mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất thì mới có giá trị. Chính là vì thế, tiêu chuẩn quan trọng tiếp theo chính là phải luôn nở một nụ cười ấm áp và thân thiện với khách hàng.

Quản trị Khách sạn

Tay luôn làm

“Tay luôn làm” ở đây là chỉ sự linh hoạt và chủ động trong cung cách dịch vụ. Điều này thể hiện ở việc phục vụ “ngoài sự mong đợi” đối với khách hàng. Chẳng hạn, ở những khách sạn tốt, chỉ cần khách có chút lúng túng trong việc sử dụng thang máy hay xách vali nặng, dù ở vị trí thấp hay manager, vẫn phải chủ động tiến tới, hỏi han và giúp đỡ tận tình. Nói cách khác, “tay luôn làm” chính là sự kết hợp của khả năng quan sát, thái độ phục vụ tốt và những kỹ năng nghiệp vụ khách sạn được rèn luyện đến mức độ thuần thục nhất định.

Quản trị Khách sạn

Mắt luôn quan sát, miệng luôn tươi cười niềm nở với mọi người và đôi tay luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng bằng thái độ chân thành nhất, đó là nền tảng quan trọng và cốt yếu để nhân sự trong ngành này có thể trụ lâu với nghề và làm việc với một niềm đam mê thật sự. Nếu bạn nào đã lỡ trót yêu ngành Quản trị Khách sạn thì hãy chủ động rèn luyện cho mình sự tinh thông trong cả mắt, miệng và tay nhé các bạn!

Vui lòng để lại số điện thoại bên dưới để chúng tôi gọi lại tư vấn

Gửi bình luận