(Tiếng Việt) Có những lớp học rất khác ở Việt Mỹ

27

11

Ở Việt Mỹ, có những lớp học rất “khác thường” đó nha! Đó là những lớp học không có bàn ghế, cũng chẳng có bảng, viết…Thay vào đó, các bạn sẽ được trổ tài với đủ mọi hoạt động thú vị như vẽ tranh, trổ tài cắt dán, bịt mắt vượt chướng ngại vật… Mà các bạn biết những hoạt động ấy phục vụ cho môn học nào không nè, là Phát triển Tiềm năng Lãnh đạo đấy!

 

Lớp học không có bàn ghế

Nếu bạn đến viếng thăm Việt Mỹ vào những tiết học liên quan đến kỹ năng như Phát triển Tiềm năng Lãnh đạo hay Tâm lý học trong kinh doanh, chắc hẳn nhiều người sẽ không khỏi cảm giác bất ngờ khi hình ảnh quen thuộc của lớp học với bảng viết, bàn ghế hoàn toàn không hiện hữu. Thay vào đó, các bạn sẽ thấy đó là một lớp học nơi cả thầy và trò cùng ngồi dưới sàn, gần gũi và có chút gì đó rất “khác thường”.

 

Nhưng đó chỉ là cái bạn có thể thấy bên ngoài. Nội dung của tiết học cũng không chỉ đơn thuần là giảng viên trình bày kiến thức trong sách giáo khoa, giảng giải ý nghĩa các khái niệm hoặc mang đến 1 vài ví dụ nào đó. Ở đây, các bạn lại được tham gia những hoạt động đặc sắc. Có thể kể đến như trổ tài cắt dán, vẽ tranh, xây tháp từ giấy báo, bịt mắt vượt chướng ngại vật… Nghe đến đây chắc chắn nhiều bạn sẽ cảm thấy ngờ ngợ vì những hoạt động như thế thì giúp ích gì cho việc học chứ?

Những hoạt động “là lạ” nhưng mang đến hiệu quả tuyệt vời

Với phương châm luôn nỗ lực truyền tải những kiến thức mang tính thực tế cao, những kỹ năng bổ ích … nhưng đặc biệt là phải được thể hiện thông qua những hình thức sáng tạo và độc đáo, thế mới đảm bảo cho các bạn sinh viên tiếp thu kiến thức với tinh thần lĩnh hội cao nhất. Chẳng hạn, việc vẽ vời, cắt dán sẽ giúp các kích thích được khả năng sáng tạo và tư duy trình bày hình ảnh, xây tháp bằng giấy báo sẽ giúp các bạn luyện tập kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thương lượng và phần nào phát triển tiềm năng quản lý đội nhóm, và ấn tượng nhất có thể kể đến trò chơi “bịt mắt dẫn đường” khi tất cả các bạn cùng bị bịt mắt và phải di chuyển vượt chướng ngại vật, nghe có vẻ “nguy hiểm” nhưng đây là một cách tuyệt vời để rèn luyện lòng tin tưởng lẫn nhau trong một tập thể – điều quyết định thành công của một tổ chức.

Vui là thế, nhưng giảng viên phải làm việc gấp đôi

Để chuẩn bị được những lớp học như thế, có lẽ người phải đổ nhiều mồ hôi nhất chính là giảng viên đứng lớp. Nếu như nhiều người vẫn lầm tưởng rằng việc đi dạy rất nhàn nhã thì có lẽ, ở Việt Mỹ, các thầy cô đi ngược lại với số đông, vì không chỉ không nhàn mà còn “cực gấp đôi”. Chẳng hạn để chuẩn bị những hoạt động vừa bổ ích nhưng phải sáng tạo và đặc sắc trong lớp học “khác người” kể trên thì giảng viên phải dành thời gian nghiên cứu, tìm tòi rất nhiều, cũng như đúc kết kinh nghiệm mảng giáo dục kết hợp cùng kinh nghiệm làm việc thực tế. Dù vậy, chỉ cần nhìn thấy các bạn sinh viên hài lòng với kiến thức được học và cảm thấy phấn khởi thì mọi mệt mỏi có lẽ sẽ tan biến. Cô Thanh Nga, một trong những giảng viên rất hay “kiến tạo” ra những lớp học “đậm chất” như thế chia sẻ: “Một môn học mang lại nhiều cảm xúc cho cả giảng viên và sinh viên. Càng dạy càng yêu chương trình BTEC, về những ý nghĩa sâu sắc và vẹn tròn mà BTEC mang lại cho cả người dạy lẫn người học. Chúng tôi lớn lên cùng BTEC”.

Vui lòng để lại số điện thoại bên dưới để chúng tôi gọi lại tư vấn