Một vài “bí mật” nho nhỏ mà bạn có thể học hỏi từ những người luôn thành công trong các cuộc phỏng vấn xin việc làm.
Bí mật #1: Họ không tìm cơ hội việc làm trên những website giới thiệu công việc.
Ngày nay, hầu như tất cả những người tìm việc làm thường bắt đầu với việc tìm kiếm công việc trên mạng (một nghiên cứu của CareerBuilder’s 2013 đã chứng minh khoảng 80% những người tìm việc đều tham khảo các trang mạng cung cấp việc làm). Mặc dù vậy, ông Nicole Williams, một nhà chuyên gia nghiên cứu công việc của LinkedIn cho biết hầu như tất cả những công việc được đăng tải trên các trang mạng đều đã được tuyển dụng. Theo trang tuyển dụng CareerXroads, chỉ khoảng 18 phần trăm số người thành công có được việc làm từ các trang mạng tuyển dụng. Những ứng cử viên thành công thường không phụ thuộc vào những trang tuyển dụng ấy. Tuy nhiên, họ sẽ tìm hiểu xem những kỹ năng, yêu cầu nào cho từng vị trí công việc mà nhà tuyển dụng tìm kiếm, sau đó, họ cố gắng tìm kiếm những người làm việc tại công ty đó và mạnh dạn xin một buổi phỏng vấn.
Ngoài ra, còn một việc cần lưu ý! Jessica Rohman, cựu biên tập nội dung, nói rằng: trung bình những khoản tiền thưởng cho những người giới thiệu tại các công ty uy tín là $3600 đô-la. Và mức thưởng ấy có thể lên đến 20.000 đô-la nếu như công ty có thể tuyển dụng thành công những nhân viên có thực lực từ sự giới thiệu của những người mà ban quản trị công ty tin tưởng. Vì thế đừng cảm thấy ngại khi tìm đến sự giúp đỡ của những người bạn của bạn vì biết đâu họ có thể là những người bạn đang cần.
Bí mật #2: Họ sử dụng “6 giây” một cách thông minh.
Một nghiên cứu trong năm 2012 của The Ladders cho biết 6 giây đầu tiên của buổi phỏng vấn rất quan trọng vì nó sẽ quyết định liệu tờ Resume của bạn sẽ nằm trong hộc “Chọn” hay “Loại”. Hầu như các ứng cử viên đều biết điều đó. Ngoài ra, chuyên viên tư vấn nhân sự và sơ yếu lý lịch – Christopher Fields cho biết “khả năng sao chép” là chìa khoá thành công. Resume thành công là khi ứng cử viên biết sử dụng chính xác những từ ngữ trong mẫu tuyển dụng của các nhà tuyển dụng và khôn ngoan đảo ngược thứ tự các từ ngữ.
Bên cạnh, các đơn xin việc nên theo chuẩn format khổ chữ 11, sử dụng những font chữ dễ đọc như Times, Georgia, Bell MT, Goudy Old Style, Garamond, Arial, Tahoma, Century Gothic hoặc Lucida Sans.
Bí mật#3: Sở hữu một “sơ yếu lý lịch mạng” ấn tượng hầu như tốt hơn là một resume.
Trong hai năm trở lại đây, Williams nhận thấy một sự thay đổi lớn ở các nhà tuyển dụng. Hầu như, họ thường kiểm tra kỹ lưỡng những tài khoản mạng xã hội của các ứng cử viên. Điều này chỉ xảy ra khi các nhà quản lý muốn kiểm tra về độ “Sạch” của các ứng cử viên (họ có chống đối chính phủ, có đăng những bài viết không phù hợp hay không, v.v). Nhưng ngày nay, những ứng cử viên “buộc phải có những tài khoản mạng xã hội, hoặc họ sẽ bị đánh giá là mù thông tin”. Williams chia sẻ tầm quan trọng của mạng xã hội ảnh hưởng đến yếu tố tuyển dụng của các nhà tuyển dụng: “Ứng cử viên có thể có hoặc không ảnh cá nhân trên Facebook, nhưng tài khoản Twitter của họ cần phải có những thông tin hoặc những bình luận liên quan đến công việc họ muốn làm”.
Willams cho biết bà thấy khá nhiều những tay viết không chuyên, đã viết ý kiến của họ và đăng lên blog. Đó là một cách làm khôn ngoan, vì nó giúp tên của bạn nằm trên top của mạng Internet.
Bí mật#4: Họ có thể thể hiện sự nhiệt tâm mà không để xen lẫn cảm xúc cá nhân.
Mặc dù, bạn có thể cảm thấy vui mừng, nhảy cẫng lên khi nhận được bức thư điện tín “Chúng tôi rất vui khi mời bạn đến tham dự buổi phỏng vấn”, ai cũng sẽ biết bạn nên chèn thêm một biểu tượng “khuôn mặt cười” khi bạn trả lời thư để thể hiện sự vui mừng của bạn. Tuy nhiên, những người thành công, họ thường gỡ bỏ những biểu tượng ấy. “Thay vào đó, họ sẽ viết một câu cảm ơn ngắn gọn, súc tích và chân thật về điều gì khiến bạn cảm thấy phấn khởi khi nhận được cơ hội việc làm này” trích lời Rohman.
Williams nhận thấy những người nhận được thư mời làm việc thường có mối quan hệ với nhà tuyển dụng thông qua giới thiệu. Vì thế, thông thường khi những ứng cử viên nhận được thư mời việc làm, khi họ trả lời thư xác nhận, họ thường viết ngắn gọn vài lời cảm ơn những người đã giới thiệu công việc cho họ. Hoặc, nếu như lá thư mời ấy vào phút cuối, bạn nên trả lời thư liền lập tức, báo với nhà tuyển dụng rằng bạn có thể không ăn mặc chỉnh chu đến buổi phỏng vấn được, vì bạn không biết hôm ấy bạn sẽ nhận được cuộc hẹn.
Tác giả: Lynn Andriani
Người dịch: Harry H
*Bạn có thể tìm đọc bài viết gốc, viết bằng Tiếng Anh tại đây.
hay