5 kiểu sinh viên dễ bị thất nghiệp khi ra trường

02

11

“Tốt nghiệp” hay “Thất nghiệp”? Đó là câu hỏi của nhiều bạn “tân cử nhân” khi rời khỏi ghế giảng đường nhưng lại không trang bị cho mình đủ kiến thức, kỹ năng để làm việc. Và bạn biết không, có 5 kiểu sinh viên chẳng may sẽ có nguy cơ thất nghiệp rất cao khi cố gắng tìm kiếm công việc đầu tiên đó! Bài viết sau đây sẽ giúp bạn “nhận diện” 5 kiểu sinh viên ấy đó!

student-loan-debt

1/ Mong manh dễ vỡ 

Thành thật mà nói, những bạn sinh viên “mong manh dễ vỡ” có nguy cơ thất nghiệp cực cao đấy. Thực tế thì công việc nào cũng có những áp lực riêng, bản thân chúng ta khi “dấn thân” vào đời sống công sở thì đều phải không ít thì nhiều va chạm với những vấn đề khác nhau. Đó là thể là lời phàn nàn của khách hàng, sự chỉ trích của phòng ban khác hay cơn giận của sếp hoặc đồng nghiệp. Nếu bạn không sẵn sàng để “chống chọi” với những điều ấy, rất tiếc, sẽ hiếm có công việc nào phù hợp với một tâm hồn “mong manh dễ vỡ” cả. Bạn có thể không phải quá “sừng sỏ” để dễ dàng đương đầu với nghịch cảnh, nhưng bạn phải có một tinh thần đủ vững chắc và khả năng hồi phục sau tổn thương!

2/ Lười biếng

Biểu hiện của những sinh viên như thế này là tuổi đời thì trẻ, kinh nghiệm thì không có, nhưng luôn muốn tìm những công việc nhẹ nhàng, ổn định. Phải ở lại làm thêm hoặc cuối tuần phải đi làm là tỏ ra khó chịu và cho rằng “bị bóc lột”. Hoặc cứ phải cầm tay chỉ việc, từ cái việc bé li ti như con kiến, giao việc xong còn phải giục liên tục, nếu không thì đến deadline cũng chẳng thấy thành quả công việc đâu. Với sức ì lớn như thế thì rất tiếc là chẳng có nhà tuyển dụng nào mong muốn có được một ứng viên như vậy cả.

3/ Ảo tưởng sức mạnh

Bạn biết không, nhiều sinh viên ra trường có thể dễ dàng bị “ảo tưởng sức mạnh” bởi tấm bằng mà mình sở hữu. Dù không có nhiều kinh nghiệm nhưng nhiều bạn vẫn luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng giá trị của mình xứng đáng với một mức lương tầm cỡ. Thực tế thì dù bạn tốt nghiệp đại học hay cao đẳng, trường công hay tư, trong nước hay ngoài nước đi chăng nữa, nếu không có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thì rất tiếc, bạn sẽ chẳng có cơ hội để đạt được công việc mà mình mong muốn.

4/ Cái tôi quá lớn 

Có lẽ đây là một trong những đặc điểm khiến cho nhiều nhà tuyển dụng phải đau đầu khi đối diện với nhiều trường hợp các bạn tân Cử nhân quá bảo thủ với quan điểm và ý tưởng của mình. Với kinh nghiệm còn non yếu, các bạn tân Cử nhân cần có thời gian để quan sát học hỏi để tích lũy cho mình nhiều chuyên môn hơn. Đành rằng việc nêu ra ý kiến và biết bảo vệ luận điểm của bản thân là điều cần thiết, nhưng ranh giới giữa sự bảo thủ và giữ vững lập trường hết sức mong manh. Unemployment

5/ Đứng núi này trông núi nọ

Đây là kiểu ứng viên khiến nhà tuyển dụng “hoang mang” nhất. Dù rằng với kinh nghiệm sống còn mỏng, định hướng công việc chưa rõ ràng, nhưng nếu có vài tháng lại nhảy sang một công ty hoặc một lĩnh vực mới thì rõ ràng, ứng viên ấy thuộc kiểu người đứng núi này trông núi nọ rồi. Nếu bạn thuộc tuýp người thích nhiều lĩnh vực và mong muốn trải nghiệm ở mỗi chỗ một ít thì chắc là sẽ rất khó để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn mình đấy!

Vui lòng để lại số điện thoại bên dưới để chúng tôi gọi lại tư vấn