15 phút cho 10 điều trước buổi thuyết trình quan trọng.

05

05

“Trí não con người bắt đầu hoạt động ngay thời khắc họ chào đời và tiếp tục cho đến khi họ cất tiếng nói trước đám đông” 

George Jessel.

Tác giả của quyển sách bán chạy “Well Said! Presentation and Conversations That Get Results”, đồng thời cũng là chủ tịch tập đoàn Well Said – bà Darlene Price nói: ”Sẽ là quá trễ để bạn có thể thay đổi hay  chỉnh sửa nội dung của bài diễn thuyết vào 15 phút trước khi buổi thuyết trình bắt đầu”.

Bà Price chia sẻ “Những bước phát thảo nội dung, định hình chương trình chắc chắn phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và xác định cụ thể như: đối tượng của buổi thuyết trình, chuẩn bị kỹ càng nội dung thuyết trình, và tổng dợt chương trình. Và bây giờ, tất cả chỉ còn chờ giây phút bạn bước lên bục, bắt đầu bài diễn thuyết”.

Bà tiếp tục chia sẻ: “Dù bạn có thể chỉ nói chuyện trước mặt vài thính giả, hay tiến vào đại sảnh để diễn thuyết cho hàng trăm người nghe, thì bạn vẫn luôn có thể tận dụng khoảng thời gian ấy để chỉnh trang lại dáng đi, dáng đứng và tinh thần của bạn để trình bày một diễn thuyết tuyệt vời nhất có thể”.

public-speaking-with-toastmastersBạn có lẽ sẽ chỉ mất khoảng 15 phút để thực hiện 10 việc sau đây. Chúng rất hữu ích để giúp bạn có được một buổi thuyết trình thành công:

1. Tập thói quen “giải quyết nhu cầu cá nhân”

Bà Price nhận định rõ ràng “Điều tối ưu tiên là tập đi vệ sinh”. Bạn sẽ cảm thấy cần phải “giải quyết” vào những thời điểm quan trọng mà lẽ ra, bình thường bạn sẽ không có triệu chứng ấy. Điều đó khá dễ hiểu. Triệu chứng “muốn giải quyết” nhằm cân bằng trạng thái lo âu, hoảng loạn trước mỗi khi bạn có một bài diễn thuyết. Nếu bạn có thể lường trước điều đó, hãy tận dụng khoảng thời gian ngắn trước khi bạn bước lên sân khấu để “hoàn tất” nhu cầu ấy.

 2. Kiểm tra hệ thống âm thanh, ánh sáng phòng họp

Trong vai trò một diễn giả, bạn nên hiểu rõ cách địa điểm bạn sẽ diễn thuyết, ví dụ như: cách bố trí ghế ngồi cho khán thính giả, thiết bị hỗ trợ, mi-crô, ánh sáng v.v. Hãy cố gắng đến sớm để làm quen một chút với vị trí, phòng ốc. Bạn sẽ chỉ thực sự có một bài diễn thuyết suông sẻ, lôi cuốn  khi bạn trong trạng thái thoải mái nhất.

 3. Tiếp xúc và chào hỏi khá giả trước buổi diễn thuyết.

Bạn hãy tiến lại gần họ, bắt tay và nói chuyện với những khán thính giả của bạn trước giờ G, càng nhiều càng tốt. “Điều này thể hiện bạn là một người dễ gần và duyên dáng”. Price giải thích thêm “Thậm chí, bạn có thể nắm bắt được một vài tên khán giả, biết được vài câu chuyện trong số họ và uyển chuyển lồng ghép vào bài diễn thuyết của bạn”. Điểm cộng cho việc trò chuyện với thính giả đó là bạn sẽ chuyển đổi từ một buổi diễn thuyết “trước công chúng” khô khan, lạ lẫm trở thành một buổi trò chuyện “thân mật” thoải mái, tự nhiên.

 4. Hít thở thật sâu.

Những lúc bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, hầu như toàn bộ cơ vùng lồng ngực và thanh quản của bạn sẽ bị thắt chặt lại. Để tránh tình trạng ấy, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là nên hít sâu, thở đều. Việc hít thở sâu và chậm đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết tình trạng căng thẳng. Do vậy, bạn đừng đánh giá thấp điều ấy nhé! Hít thở sâu tăng cường tối đa lượng oxy cung cấp cho phổi và não; đồng thời giảm thiểu tình trạng tiết nội tiết tố adrenaline(chất gây căng thẳng), giúp cho cơ thể thoải mái, dễ chịu. Vào lúc bạn bắt đầu thuyết trình, hãy thở sâu và đều đặn.

 5. Hình dung việc “mở màn” trong đầu

Có nhiều cách ấn tượng để “mở màn” bài diễn thuyết của bạn, ví dụ như: trích một câu nói dí dỏm, chia sẻ một mẫu chuyện của một ai đó, hay đưa ra một số liệu thống kê. Dù bạn chọn phương cách nào, thì bạn cũng hãy luyện tập vài lần để thuần thục. Nếu bạn biết rõ bạn sẽ bắt đầu nói điểm nào, bạn sẽ đủ tự tin để hướng ánh nhìn của bạn trực tiếp vào mắt khán thính giả. Điều ấy tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe.

 6. Tập trung vào những hình ảnh, suy nghĩ tích cực

Price khẳng định: “Làm chủ được khả năng nối kết giữa trí lực và chuyển động cơ thể nghĩa là bạn có khả năng làm chủ được suy nghĩ của bản thân, và điều khiển những phản ứng cơ thể”. Như vậy, bạn có thể giảm thiểu tình trạng căng thẳng, đồng thời nâng cao tính kiểm soát tâm trạng bản thân bằng cách suy nghĩ tích cực hơn. Ví dụ: Nếu bạn mang một suy nghĩ tiêu cực “Tôi cảm thấy lo lắng quá. Tôi chưa chuẩn bị gì cả. Chết mất thôi!”; hãy thay đổi chúng bằng việc suy nghĩ tích cực hơn, chẳng hạn “Tôi đã xem kỹ nội dung bài thuyết trình của tôi”, “Tôi có đủ nhiệt huyết và khả năng thu hút khán thính giả”, hoặc như “Tôi là một người đáng tin và đủ tự tin”.

 7. Học cách cười

Nụ cười toả nắng trên gương mặt bạn có khả năng tạo ấn tượng tốt cho mọi người. Đồng thời, cười cũng làm bạn cảm thấy thoải mái hơn. Theo các nghiên cứu sinh lý học, nụ cười giải phóng các hoóc-môn gây cảm giác sảng khoái trong não(endorphin), từ đó làm dịu các dây thần kinh, tạo nên một thái độ vui vẻ. Bên cạnh đó, nụ cười còn có khả năng truyền tải thái độ tự tin. Nó giúp người nghe nhận thấy rằng bạn rất vui khi gặp họ và đang cố gắng truyền tải những thông điệp qua bài diễn thuyết.

 8. Uống một ít nước … tốt nhất là nước chanh!

Price giải thích “Điều này giúp bạn giải quyết vấn đề khô miệng do sự tích luỹ nước nhầy trong vòm miệng, đồng thời làm sạch cổ họng bạn. Nhưng, bạn hãy tránh uống nước lạnh, những thức ăn, thức uống làm từ bơ và phô-mát, cũng như các loại nước khoáng có chứa muối các-bô-nát”. Một típ nhỏ nữa cho bạn, đó là hãy luôn chuẩn bị cho bản thân một cốc nước lọc khi bạn đang diễn thuyết.

 9. Vận động nhẹ

Trong lúc bạn đến sớm, hãy tranh thủ thực hiện vài động tác vận động nhẹ như: vươn vai, gập gối, đi tới đi lui trong sảnh. Vận động nhẹ giúp cơ thể giải phóng những năng lượng thừa và cung cấp khí ô-xi lên não.

 10. Nếu được, hãy cố gắng đứng lên thư giãn trong 5 phút trước bài thuyết trình

Nếu bạn là người dẫn chương trình hoặc là khách mời duy nhất của sự kiện thì bạn sẽ phải đứng xuyên suốt chương trình. Tuy nhiên, nếu ngoài bạn ra còn có những diễn giả khác tại buổi hội nghị, và bạn biết chắc mình sẽ bắt đầu buổi nói chuyện trong năm phút nữa, hãy nhẹ nhàng rời khỏi ghế và bước về phía cuối khán phòng. Theo nhiều nghiên cứu, khi bạn ngồi, cảm xúc của bạn sẽ hoá nên chai đá, thụ động, và ì ạch. Vậy nên, khi bạn đứng dậy, bạn sẽ có thể tập hợp được những nguồn năng lượng, giúp làm nóng cơ thể của bạn. Việc còn lại là chuẩn bị cho bản thân một tư thế thoải mái nhất để bắt đầu buổi diễn thuyết.

Nhiều nhà diễn giả dù rằng tuổi nghề còn ít hay đã có thâm niên trong công việc đều thừa nhận bản thân họ cũng thường cảm thấy lo lắng khi bắt đầu bước bục diễn thuyết. Điều này nghe có vẻ không thoải mái gì, nhưng hoàn toàn là điều tự nhiên và thậm chí là cần thiết. Price giải thích “Trong thực tế, những nhà diễn giả có thâm niên thường không muốn loại bỏ những căng thẳng, áp lực ấy, ngược lại họ vận dụng chúng theo chiều hướng tích cực, giúp tăng năng lượng và nhiệt huyết để buổi nói chuyện của họ được thành công”.

“Đừng lãng phí những giây phút quý báu ấy! Hãy sử dụng chúng một cách hợp lý để chuẩn bị cho bạn một tâm trạng thoải mái nhất để có được một buổi diễn thuyết ấn tượng”

 

Tác giả: Jacquelyn Smith

Người dịch: Harry. H

 

*Bạn có thể xem bài viết gốc tại đây

Vui lòng để lại số điện thoại bên dưới để chúng tôi gọi lại tư vấn

Gửi bình luận